MoMo tăng tốc chuyển đổi số trong ngành tài chính - ngân hàng
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnVingroup và FPT hợp tác thúc đổi chuyển đổi xanh toàn diện
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…
Vì sao đôi rồng đá ở Thành nhà Hồ bị cụt đầu?
Vòng chơi đầu tiên, hai đội trải qua vòng thi mang tên "Cưỡi ngựa tìm găng tay". Hai đội đã có màn chào sân đầy "sóng gió" khi liên tục… té ngựa bởi chướng ngại vật đường trơn. Không chỉ vậy, pha tìm găng tay đầy tính giải trí khiến sân khấu cười muốn nội thương.Sang đến vòng chơi thứ hai, hai đội thể hiện sự phối hợp ăn ý để cùng nhau chinh phục trò chơi Lùa bóng và Lấy nước bằng dây. Đúng với tinh thần quyết thắng, hai đội thi đấu đầy máu lửa. Đội nào sẽ giành chiến thắng?Vòng chơi khán giả chứng kiến hội 8 chị gái chợ Đông Hà thi nhau giành ghế nảy lửa. Ghế thì giành được, còn tình cảm chị em liệu có "đóng băng" chỉ vì cái ghế? Chợ Đông Hà là một điểm hành trình đáng nhớ với vô vàn điều ấn tượng. Hãy cùng những người thân yêu đón xem chương trình nhân dịp mùng 5 Tết để cười thật sảng khoái đón năm mới đầy may mắn tài lộc.Cùng đón xem Tôi yêu chợ Việt mùa 9 tập 35, lên sóng lúc 11h40 ngày 02/02/2025 trên Thanh Niên Online, Youtube Báo Thanh Niên, Fanpage Báo Thanh Niên và Tiktok Báo Thanh Niên.Chương trình Tôi yêu chợ Việt mùa 09 do Báo Thanh Niên cùng Big Vision Media phối hợp thực hiện. Mọi chi tiết, hoặc nhu cầu quảng cáo/ tài trợ trong chương trình, vui lòng liên hệ BTC:Email: toiyeuchoviet@gmail.comHotline: 0901306899
Sáng 25.2, Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025) và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước của ngành y tế TP.HCM.Buổi lễ có sự tham gia của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cùng các nguyên lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM. Buổi lễ còn có lãnh đạo, các y bác sĩ đã và đang làm việc tại các bệnh viện ở TP.HCM.Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy thuốc, đặc biệt là các giáo sư, bác sĩ cao niên đã có nhiều công lao, cống hiến cho ngành y tế thành phố và nước nhà.Theo ông Nguyễn Văn Nên, từ khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, ngành y tế TP.HCM đã vươn lên mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới y tế hiện đại, trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn của cả nước. Đội ngũ nhân lực y tế phát triển vượt trội, làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu, tiếp cận trình độ y tế tiên tiến thế giới. “Để có được những thành tựu to lớn này, chúng tôi ghi ơn sự cống hiến của biết bao thế hệ thầy thuốc. Đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 cam go và khốc liệt. Khi đội ngũ y tế đã cùng toàn hệ thống chính trị và nhân dân thành phố kiên cường, dũng cảm vượt qua đại dịch bằng tinh thần đoàn kết và nỗ lực phi thường”, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu. Trong chiến lược phát triển của TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân phải được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện chiến lược này, ông đề nghị ngành y tế cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng y tế thông minh. Đồng thời, cải cách hành chính, phát triển cả các cơ sở chuyên sâu lẫn cơ sở y tế cơ bản, và chủ động ứng phó với các loại dịch bệnh.Tại buổi lễ, với những đóng góp to lớn của ngành y tế TP.HCM trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Sở Y tế TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Ngoài ra, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, Bệnh viện Q.Bình Thạnh đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì… Dịp này, 4 lãnh đạo trong Ban giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận Huân chương Lao động. PGS-BS Tăng Chí Thượng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, PGS-BS Nguyễn Anh Dũng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận Huân chương Lao động hạng ba, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận Huân chương Lao động hạng ba, TS-BS Lê Trường Giang nhận Huân chương Lao động hạng ba.Tại buổi lễ cũng trao danh hiệu thầy thuốc nhân dân cho 6 bác sĩ, danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 94 bác sĩ.
Miễn visa cho Trung Quốc, Thái Lan sợ tour 0 đồng trỗi dậy
Ngày 18.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết đã mời làm việc với các bên liên quan, thu thập tài liệu điều tra, làm rõ và bác bỏ thông tin không chính xác về việc xe đầu kéo thắng gấp do đèn tín hiệu chuyển đột ngột, gây sự cố rơi sắt xuống đường làm người dân bị thương.Theo CSGT TP.HCM, trước đó, thông tin phản ánh từ một số trang mạng xã hội và bài viết trên trang online của một số báo cho rằng khoảng 10 giờ 30 phút ngày 16.1, một tài xế chạy xe đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc chở các tấm sắt, thép trên tuyến QL1, hướng từ trạm thu phí An Sương - An Lạc đi ngã tư An Sương. Khi xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển đột ngột sang đỏ nên thắng gấp dẫn đến các tấm sắt chở trên sơ mi rơ moóc đổ xuống đường gây thương tích cho người điều khiển xe máy đang chạy gần bên hông, gây bức xúc dư luận.Lực lượng CSGT TP.HCM xác định thông tin nói trên là sai sự thật. Cụ thể, tại thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến QL1 (đoạn đi qua địa bàn Q.Bình Tân) rất đông phương tiện do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng cao. Do đó, chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT Phú Lâm được tăng cường tại giao lộ đã điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ tự động sang thủ công do CSGT bấm nút điều khiển. Khi điều khiển chế độ thủ công thì đèn tín hiệu giao thông cũng thực hiện theo nguyên tắc từ xanh sẽ chuyển nhấp nháy sang vàng từ 3 - 5 giây sau đó mới chuyển sang đỏ. Do đó, không có hiện tượng đèn tín hiệu giao thông từ xanh chuyển sang đỏ đột ngột làm tài xế không kịp "trở tay" phải thắng gấp gây ra sự cố trên.Sau sự cố trên, Đội CSGT Phú Lâm đã nhanh chóng tăng cường thêm lực lượng đến để giải quyết vụ việc. Tài xế điều khiển xe đầu kéo đã báo về cho chủ doanh nghiệp để điều động xe cẩu đến đưa các tấm thép lên lại sơ mi rơ moóc để di chuyển ra khỏi khu vực, tránh gây ùn tắc cục bộ tại giao lộ. Nam tài xế cho hay, khi chạy xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do không chú ý nhìn đèn từ trước, nên khi đến gần giao lộ thì đã thấy đèn chuyển từ vàng sang đỏ nên vội vàng thắng gấp làm cho hàng hóa trên xe bị trượt rơi xuống đường.Thiết bị giám sát hành trình trên xe đầu kéo cho thấy, trước thời điểm gây ra sự cố trên, khi đến gần giao lộ, tài xế đã cho xe chạy với tốc độ 42 km/h, theo xu hướng tăng tốc qua giao lộ. Khi đến giao lộ thì mới nhận thấy đèn đã chuyển từ vàng sang đỏ không kịp vượt qua nên đã thắng gấp.Trong khi đó, hàng hóa trên xe là các tấm thép lớn, nặng lại không được chằng buộc đảm bảo an toàn theo quy định. Do đó, khi xe thắng gấp, hàng hóa trên sơ mi rơ moóc đã bị trượt theo lực quán tính làm rơi đổ hàng hóa xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Rất may khi trượt đổ hàng hóa xuống đường đã không gây thương tích trực tiếp cho những người xung quanh.Tuy nhiên, một người điều khiển xe máy chạy phía sau do thấy tình huống nguy hiểm phía trước nên đã thắng gấp và tự té ngã dẫn đến bị thương nhẹ ở chân (không phải do bị các tấm sắt thép va chạm hoặc bị đè lên gây thương tích nặng như một số báo và các trang mạng xã hội dẫn lại tin).Sau vụ việc, Đội CSGT Phú Lâm đã làm việc các bên có liên quan. Người điều khiển xe máy bị té ngã không yêu cầu bồi thường. Đội CSGT Phú Lâm hiện đang tạm giữ xe đầu kéo và các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện để tiếp tục làm rõ nguyên nhân và các lỗi do tài xế gây ra sau vụ việc để xử phạt cũng như thông tin cảnh báo chung cho tài xế khi điều khiển xe chở hàng hóa rời, hàng hình trụ có mức độ nguy hiểm cao khi lưu thông trên đường.